8 Comments

Cám ơn bài chia sẻ chi tiết. Mình đang làm trong lĩnh vực software engineer và cũng có hứng thú về chủ đề này. Theo kinh nghiệm của bạn thì trong trường hợp nào không nền dùng No-code và yếu tố nào quyết định sử dụng No-code, vì khi nói đến vòng đời một ứng dụng thì có thể lên đến vài năm hoặc cứ phát triển thêm tính năng càng phình to và mình có tìm hiểu là sẽ đến một lúc no-code không còn đáp ứng đủ, nhưng liệu việc đập đi xây mới có phải là lựa chọn tốt nếu no-code đã tới giới hạn?

Expand full comment
author
Mar 2·edited Mar 2Author

Hi Bryant,

Dựa trên trải nghiệm của mình, các no-code hoặc low-code tool sẽ phù hợp khi:

1. Xây dựng POC hoặc MVP: Bạn cần dựng nhanh một sản phẩm để validate ý tưởng của mình. Sản phẩm này chưa cần hoàn hảo, chỉ cần deliver được core idea là được.

2. Xây dựng các sản phẩm đơn giản, phục vụ cho các mục đích cá nhân hoặc nội bộ tổ chức, không nhằm để monetize như landing pages, simple internal tools...

Ngược lại, nếu bạn có ý định phát triển các sản phẩm phức tạp, đi đường dài với mục đích monetize, mình sẽ cần phải tự xây dựng đội ngũ phát triển trong nhà (in-house). Theo mình thấy, đối với người phát triển sản phẩm, đặc biệt là người muốn đi đường dài với sản phẩm đó, việc làm chủ được phần database và source code là quan trọng nhất. Việc sở hữu những phần này không chỉ cho phép builders control sản phẩm tốt hơn, mà còn bảo mật được data khách hàng và các lợi thế cạnh tranh nhất định về công nghệ.

Ví dụ, mình từng dùng Webflow (no-code tool) để build website của riêng mình. Nhưng vì một số hạn chế trong việc customization, nên mình đã chuyển sang tự code 🥲 Mặc dù việc tự code sẽ nhiêu khê hơn, nhưng cho mình nhiều sự linh hoạt và điều khiển hơn.

Như mình có chia sẻ ở trên, dù với mục đích monetize, bạn hoàn toàn có thể dùng no-code hoặc low-code tools để build POC/MVP cho việc validate ý tưởng (mình thậm chí ủng hộ chuyện này nữa :))) Nhưng sau khi đã validate được rồi và bạn có ý muốn theo đuổi lâu dài, thì đây là lúc bạn nên suy nghĩ về chuyện lập team build nó.

Hi vọng phần chia sẻ của mình hữu ích với bạn nhen ^^

Expand full comment

Bài viết hay quá chị ạ, em đang cần một tool thế này để thực hiện project của mình ạ. Chắc đây là tín hiệu vũ trụ để em bắt đầu rồi . :D. À giờ con mèo chị để avatar cũng siêu xinh luôn ạ,

Ngoài bài viết thì chị biếtcông cụ nào no code để build website tracking thế này không ạ?

Ngày xưa em có dùng Wix, nhưng em cảm thấy trang này nghiên về thiết kế trang web nhiều hơn, em đang muốn tìm hiểu xem có trang web nào làm được như kiểu của Viettel không (tức là mình có số bill rồi là tra được hành trình ạ)

Expand full comment
author

Hello em - một người (có khả năng cao) mê mấy bé mòe giống chị 🤣

Nếu em muốn xây dựng một trang web tra cứu đơn hàng thì chị nghĩ các no-code website builder tool như Wix, Webflow hay Squarespace đều có thể làm được á. Em cứ đảm bảo có đủ 3 components chị kể ở trên là được: Database, Logic và UI. Thường các app này support đủ hết đó.

Chị ví dụ nha, với use case trên của em, user flow đơn giản sẽ là:

- Người dùng nhập vận đơn (và số điện thoại) và tìm kiếm.

- Nếu có kết quả trùng khớp, hệ thống trả lên kết quả; nếu không sẽ báo không tìm thấy đơn hàng.

Như vậy, em sẽ cần build 1 table chứa thông tin hành trình đơn hàng (gồm các info về mã vận đơn, sdt, trạng thái giao, ...) và 1 app có logic như sau:

- Validate xem vận đơn và số điện thoại nhập vào có đúng format không. Nếu không sẽ báo lỗi.

- Nếu đúng thì sẽ chạy 1 câu lệnh/logic tìm kiếm trong table xem có record nào khớp cả 2 input không; nếu có thì trả lên record đó, nếu không thì trả "Nothing found".

Expand full comment

Thank chị nhiều ạ <3

Expand full comment

Bây giờ có những công cụ thế này tiện thật ấy

Expand full comment

Hello chị Heidi, bài viết siêu chi tiết và tâm huyết luôn ạ, em chưa có dịp dùng Coda nhưng cũng đã thử qua Bubble và Glide 🥺

Expand full comment
author

Cảm ơn Duy Long đã ủng hộ bài viết này của chị nhaa (hông biết chị gọi đúng tên em không 🥲).

Chị chưa dùng Bubble nhưng có thử dùng qua Glide. Hai app này thuộc loại no-code nên giao diện và cách dùng thân thiện với dân non-technical hơn. Trong khi đó Coda là low-code app (nằm giữa no-code và code), buộc builders làm việc với database và xử lí logic nhiều hơn; đổi lại mình sẽ hiểu sâu hơn về cách thức một app cơ bản hoạt động, và có thể build được nhiều app có logic phức tạp hơn.

Nếu nhu cầu của em không quá phức tạp thì Bubble với Glide đủ dùng rồi á, UI còn đẹp hơn nữa. Hồi mới dùng Coda chị cũng trầy trật với phần formulas của nó lắm, đau thương lắm 🤣

Expand full comment